banner

Slide
Slide
Slide
Slide
Slide
Slide

Hỗ trợ trực tuyến

  • Ms Thu
    Điều hành Tour
    Ms Thu Ms Thu
    0972 595 693
  • Ms Thao
    Điều hành tour
    Ms Thao Ms Thao
    02363 817 067
  • Ms Thọ
    Điều hành tour
    Ms Thọ Ms Thọ
    02363 817 068
  • Ms Trúc
    Điều hành tour
    Ms Trúc Ms Trúc
    02363 817 286
  • Ms Giang
    Ms Giang
    Ms Giang Ms Giang
    02363 817 277
  • Hỗ trợ & phản ánh DV
    Chăm sóc KH 24/7
    Hỗ trợ & phản ánh DV Hỗ trợ & phản ánh DV
    1900 8648

Danh mục Tour

CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN

chương trình từ thiện

Thống kê truy cập

20
2086
11783738

Ý kiến khách hàng

Gia đình đến từ Hồ Chí Minh

DU LỊCH HUẾ NÊN ĐI ĐÂU ? ( CẬP NHẬT MỚI NHẤT )

27/06/2016 02:55:37      1274 lượt xem

Du lịch Huế nên đi đâu ? Câu hỏi mà những người du lịch đi tour đi phượt đều thắc mắc khi đi tour du lịch Huế, Tuấn Nguyễn Travel sẽ chia sẻ bạn kinh nghiệm

DU LỊCH HUẾ, NÊN ĐI ĐÂU ?

Khi nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những gì mang nét cổ kính, hoài niệm và thơ mộng. Điều đó cũng đúng thôi khi mà ở Huế vẫn còn đó cung điện, lăng tẩm, đền đài – những bằng chứng của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Những con đường rợp bóng cây, dòng sông Hương êm đềm gợn sóng… Không những thế, nhịp sống chậm rãi nơi đây cũng là một trong những trải nghiệm tươi mới sau những ngày bận rộn. Bạn có thể đến đây để hiểu hơn về các giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất Cố đô, cùng thả hồn mình với sự dịu dàng, mơn man của Huế, để cảm nhận cuộc sống một cách thanh thản, nhẹ nhàng.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Chỉ với hai câu thơ trên cũng đã nói lên vẻ đẹp dịu dàng, mộng mơ của Huế. Và có phải chăng vì “Đường vô xứ Huế quanh quanh” nên đôi khi ta còn rối rắm với những lựa chọn địa điểm cho chuyến hành trình của mình. Sau đây là những địa điểm không thể bỏ qua để có chuyến du lịch trọn vẹn với Huế:

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Đó là sự kết hợp tài tình của lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc thành quách cổ phương Đông do vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tại đây các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

 

Đại Nội: Hoàng thành nằm bên trong kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé qua khi du lịch Huế. Đây là nơi ăn ở làm việc của 13 đời vua nhà Nguyễn, nơi đây chất chứa biết bao câu chuyện chốn thâm cung và những uẩn khúc của các đời vua chúa. Trải qua biến động của thời gian cùng thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại chưa đầy một nửa con số ban đầu nhưng vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình phong kiến một thời. Đại Nội khá rộng, bạn nên dành  thời gian khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày để khám phá hết.

 

Chùa Thiên Mụ

Huế là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Và ngôi chùa đầu tiên phải kể đến chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Tọa lạc bên dòng sông Hương duyên dáng, với lối kiến trúc cổ kính được dựng lên giữa bức tranh thiên nhiên hài hòa, mộng ảo càng làm cho chùa Thiên Mụ trở nên tráng lệ, nên thơ. Cùng với đó, tiếng chuông chùa tự bao đời cứ vang vọng mãi theo dòng Hương Giang hiền hòa, như linh hồn của mảnh đất Cố đô, như niềm vấn vương của con người xứ Huế với du khách gần xa. Để đến chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo dòng sông Hương, để cảm nhận nét lãng mạn, sâu lắng, nồng nàn của Huế.

Sông Hương

Sông Hương như dải lụa mềm uốn lượn quanh co giữa lòng thành phố, yên bình và trầm lặng, hai bên bờ sông là những hàng cây rợp bóng, chùa tháp, phố xá, vườn cây. Những con thuyền dọc ngang, xuôi ngược lênh đênh sóng nước. Với vẻ đẹp trữ tình, nên thơ, nên nhạc ấy, sông Hương như giăng mắc vào lòng người biết bao hoài niệm.

Đặc biệt, vào buổi tối đi thuyền thưởng thức ca Huế trên sông Hương sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, là thú vui của biết bao du khách. Những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng đưa bạn trở về thời quá khứ xa xưa để có cái nhìn độc đáo về lịch sử, văn hóa manh đất Cố đô. Bạn có thể ngắm vẻ đẹp lung linh của thành phố Huế khi lên đèn, đắm chìm vào sự lấp lánh của những ngọn đèn hoa đăng được thả trên sông.

Núi Ngự Bình

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình cũng là món quà mà tạo hoá  ban tặng cho Huế. Và hình như “ông tơ bà nguyệt” đã khéo se duyên cho sông Hương – núi Ngự trở thành một cặp tình nhân chung thuỷ, gắn bó với nhau như hình với bóng, tạo nên vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của mảnh đất Cố đô. Từ trên núi có thể phóng tầm mắt ra khắp các địa danh nổi tiếng và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế.

Đồi Vọng Cảnh

Cách thành phố Huế khoảng chừng 7 km. Đồi Vọng Cảnh đứng soi mình duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Tản. Đứng trên Đồi Vọng Cảnh, bạn có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế, sông Hương như suối tóc mềm mại của thiếu nữ đang uốn lượn, đổi màu cùng con nước; những khu vườn cây ăn trái xanh mướt, chen lẫn đâu đó là những mái ngói của đền chùa, lăng tẩm của cua chúa nhà Nguyễn lẩn khuất sau màn sương mờ xa tít tắp…

Nếu có dịp đến đây vào buổi bình minh hay lúc hoàng hôn, mới thấm thía được vẻ đẹp của đất trời, của núi sông cùng hòa quyện, của bức tranh thiên nhiên đầy thi vị, một góc trời của xứ Huế nên thơ.

Chợ Đông Ba

Đông Ba không giống với bất kỳ khu chợ nào ở nước ta. Đây là một khu chợ của tiểu thương xứ Huế nhưng khá sầm uất và tấp nập người mua kẻ bán. Các mặt hàng được kinh doanh ở chợ Đông Ba phong phú và đa dạng như hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, quần áo, gấm vóc, lụa tơ tằm, trang sức,…

Đến với Đông Ba, du khách ngoài việc được tự tay chọn lựa và mua sắm những món quà lưu niệm về tặng cho người thân của mình còn được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng trong khu chợ với giá cả phải chăng. Rồi từ trong cái ồn ào, náo nhiệt của chợ, trong nỗi lo toán của những người mua kẻ bán, bạn sẽ tìm thấy một nét đẹp của cuộc sống đời thường.

Lăng tẩm các vua triều Nguyễn

Theo quan niệm của Phật giáo “Sống gửi, thác về”, các vua Triều Nguyễn cũng có suy nghĩ như vậy, cuộc sống nơi cõi tục là cuộc sống tạm còn khi mất đi, sang thế giới bên kia là vĩnh cửu. Bởi vậy, bất kỳ nhà vua nào khi lên ngôi đều coi trọng việc xây dựng lăng tẩm cho mình.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng).

Lăng Khải Định (vị vua thứ 12 của triều Nguyễn - một ông vua đầy bia miệng và thị phi) được người đời sau coi là một công trình có kiến trúc độc đáo và mới lạ bởi nó là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc trên thế giới, sự pha trộn giữa nét hiện đại của châu Âu và nét cổ điển của châu Á. Ngày nay, những nhà hội họa nghiên cứu mỹ thuật phải "ngả mũ cúi chào" trước những tinh hoa kiến trúc điêu khắc đạt đến tinh xảo về đường nét, hài hòa về bố cục để xây nên một lăng tẩm tráng lệ và tuyệt tác của những bàn tay nghệ nhân vàng có một không hai. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và thán phục nghệ thuật ghép sành sứ, thủy tinh vô cùng công phu và tinh xảo. 

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Lăng Minh Mạng là một trong những công trình lăng tẩm bề thế uy nghi nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế chừng 12 km. Lăng của vua Minh Mạng mang dáng vẻ uy nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc ý, nghiêm khắc cùng học vấn uyên thâm.

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Lăng của vua Tự Đức được xây dựng một cách phóng khoáng, mang bầu không khí gần gũi hoà quyện cùng thiên nhiên, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.

Vị vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm, tâm hồn lãng mạn và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn.

Ngoài ra, khu vực cách xa thành phố Huế như Núi Bạch Mã, Biển Lăng Cô, Biển Thuận An, Biển Cảnh Dương… cũng là địa điểm không nên bỏ qua khi du lịch Huế. 

DU LỊCH HUẾ, NÊN ĐI ĐÂU?

Khi nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những gì mang nét cổ kính, hoài niệm và thơ mộng. Điều đó cũng đúng thôi khi mà ở Huế vẫn còn đó cung điện, lăng tẩm, đền đài – những bằng chứng của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Những con đường rợp bóng cây, dòng sông Hương êm đềm gợn sóng… Không những thế, nhịp sống chậm rãi nơi đây cũng là một trong những trải nghiệm tươi mới sau những ngày bận rộn. Bạn có thể đến đây để hiểu hơn về các giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất Cố đô, cùng thả hồn mình với sự dịu dàng, mơn man của Huế, để cảm nhận cuộc sống một cách thanh thản, nhẹ nhàng.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Chỉ với hai câu thơ trên cũng đã nói lên vẻ đẹp dịu dàng, mộng mơ của Huế. Và có phải chăng vì “Đường vô xứ Huế quanh quanh” nên đôi khi ta còn rối rắm với những lựa chọn địa điểm cho chuyến hành trình của mình. Sau đây là những địa điểm không thể bỏ qua để có chuyến du lịch trọn vẹn với Huế:

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Đó là sự kết hợp tài tình của lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc thành quách cổ phương Đông do vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tại đây các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Đại Nội: Hoàng thành nằm bên trong kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé qua khi du lịch Huế. Đây là nơi ăn ở làm việc của 13 đời vua nhà Nguyễn, nơi đây chất chứa biết bao câu chuyện chốn thâm cung và những uẩn khúc của các đời vua chúa. Trải qua biến động của thời gian cùng thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại chưa đầy một nửa con số ban đầu nhưng vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình phong kiến một thời. Đại Nội khá rộng, bạn nên dành  thời gian khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày để khám phá hết.

 

Chùa Thiên Mụ

Huế là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Và ngôi chùa đầu tiên phải kể đến chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Tọa lạc bên dòng sông Hương duyên dáng, với lối kiến trúc cổ kính được dựng lên giữa bức tranh thiên nhiên hài hòa, mộng ảo càng làm cho chùa Thiên Mụ trở nên tráng lệ, nên thơ. Cùng với đó, tiếng chuông chùa tự bao đời cứ vang vọng mãi theo dòng Hương Giang hiền hòa, như linh hồn của mảnh đất Cố đô, như niềm vấn vương của con người xứ Huế với du khách gần xa. Để đến chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo dòng sông Hương, để cảm nhận nét lãng mạn, sâu lắng, nồng nàn của Huế.

Sông Hương

Sông Hương như dải lụa mềm uốn lượn quanh co giữa lòng thành phố, yên bình và trầm lặng, hai bên bờ sông là những hàng cây rợp bóng, chùa tháp, phố xá, vườn cây. Những con thuyền dọc ngang, xuôi ngược lênh đênh sóng nước. Với vẻ đẹp trữ tình, nên thơ, nên nhạc ấy, sông Hương như giăng mắc vào lòng người biết bao hoài niệm.

Đặc biệt, vào buổi tối đi thuyền thưởng thức ca Huế trên sông Hương sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, là thú vui của biết bao du khách. Những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng đưa bạn trở về thời quá khứ xa xưa để có cái nhìn độc đáo về lịch sử, văn hóa manh đất Cố đô. Bạn có thể ngắm vẻ đẹp lung linh của thành phố Huế khi lên đèn, đắm chìm vào sự lấp lánh của những ngọn đèn hoa đăng được thả trên sông.

Núi Ngự Bình

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình cũng là món quà mà tạo hoá  ban tặng cho Huế. Và hình như “ông tơ bà nguyệt” đã khéo se duyên cho sông Hương – núi Ngự trở thành một cặp tình nhân chung thuỷ, gắn bó với nhau như hình với bóng, tạo nên vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của mảnh đất Cố đô. Từ trên núi có thể phóng tầm mắt ra khắp các địa danh nổi tiếng và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế.

Đồi Vọng Cảnh

Cách thành phố Huế khoảng chừng 7 km. Đồi Vọng Cảnh đứng soi mình duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Tản. Đứng trên Đồi Vọng Cảnh, bạn có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế, sông Hương như suối tóc mềm mại của thiếu nữ đang uốn lượn, đổi màu cùng con nước; những khu vườn cây ăn trái xanh mướt, chen lẫn đâu đó là những mái ngói của đền chùa, lăng tẩm của cua chúa nhà Nguyễn lẩn khuất sau màn sương mờ xa tít tắp…

Nếu có dịp đến đây vào buổi bình minh hay lúc hoàng hôn, mới thấm thía được vẻ đẹp của đất trời, của núi sông cùng hòa quyện, của bức tranh thiên nhiên đầy thi vị, một góc trời của xứ Huế nên thơ.

Chợ Đông Ba

Đông Ba không giống với bất kỳ khu chợ nào ở nước ta. Đây là một khu chợ của tiểu thương xứ Huế nhưng khá sầm uất và tấp nập người mua kẻ bán. Các mặt hàng được kinh doanh ở chợ Đông Ba phong phú và đa dạng như hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, quần áo, gấm vóc, lụa tơ tằm, trang sức,…

Đến với Đông Ba, du khách ngoài việc được tự tay chọn lựa và mua sắm những món quà lưu niệm về tặng cho người thân của mình còn được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng trong khu chợ với giá cả phải chăng. Rồi từ trong cái ồn ào, náo nhiệt của chợ, trong nỗi lo toán của những người mua kẻ bán, bạn sẽ tìm thấy một nét đẹp của cuộc sống đời thường.

Lăng tẩm các vua triều Nguyễn

Theo quan niệm của Phật giáo “Sống gửi, thác về”, các vua Triều Nguyễn cũng có suy nghĩ như vậy, cuộc sống nơi cõi tục là cuộc sống tạm còn khi mất đi, sang thế giới bên kia là vĩnh cửu. Bởi vậy, bất kỳ nhà vua nào khi lên ngôi đều coi trọng việc xây dựng lăng tẩm cho mình.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng).

Lăng Khải Định (vị vua thứ 12 của triều Nguyễn - một ông vua đầy bia miệng và thị phi) được người đời sau coi là một công trình có kiến trúc độc đáo và mới lạ bởi nó là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc trên thế giới, sự pha trộn giữa nét hiện đại của châu Âu và nét cổ điển của châu Á. Ngày nay, những nhà hội họa nghiên cứu mỹ thuật phải "ngả mũ cúi chào" trước những tinh hoa kiến trúc điêu khắc đạt đến tinh xảo về đường nét, hài hòa về bố cục để xây nên một lăng tẩm tráng lệ và tuyệt tác của những bàn tay nghệ nhân vàng có một không hai. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và thán phục nghệ thuật ghép sành sứ, thủy tinh vô cùng công phu và tinh xảo. 

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Lăng Minh Mạng là một trong những công trình lăng tẩm bề thế uy nghi nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế chừng 12 km. Lăng của vua Minh Mạng mang dáng vẻ uy nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc ý, nghiêm khắc cùng học vấn uyên thâm.

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Lăng của vua Tự Đức được xây dựng một cách phóng khoáng, mang bầu không khí gần gũi hoà quyện cùng thiên nhiên, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.

Vị vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm, tâm hồn lãng mạn và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn.

Ngoài ra, khu vực cách xa thành phố Huế như Núi Bạch Mã, Biển Lăng Cô, Biển Thuận An, Biển Cảnh Dương… cũng là địa điểm không nên bỏ qua khi du lịch Huế.

Xem thêm: Tour Huế 1 ngày giá siêu rẻ chỉ với 249K